Hướng dẫn giải bài tập sinh học Full Chương II NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ


BÀI 8:NHIỄM SẮC THỂ
Câu hỏi in nghiêng:
Nghiên cứu bảng 8 và cho biết :số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ?
- Số lượng NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng.
- 2n = 8 gồm 4 cặp: 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp NST giới tính khác nhau giữa con đực và con cái. Ở con đực, cặp NST giới tính gồm 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc (XY), ở con cái gồm 2 chiếc hình que giống nhau (XX).
Quan sát hình 8.5 và cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
2. tâm động 
1.2 nhiễm sắc tử chị em (2 cromatit )
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.Phân biệt bộ NSt lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?
-Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có bộ NST lưỡng bội khác nhau thể hiện ở số NST có trong tế bào ,ví dụ:
+Người 2n = 46 => n =23
+đậu Hà lan 2n=14 => n=7
+Ngô 2n = 24 => n =12
+Ruồi giấm 2n=8=> n=4
..........
-Phận biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội :
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 695x253.


2.Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ?Mô tả cấu trúc ?
-Kì giữa của quá trình phân bào 
-Mô tả:
+Gồm 2 nhiễm săc tử chị em (2 cromatit) được tạo ra từ sự tự nhân đôi của NST (bản chất là sự nhân đôi ADN)
+1 cromatit = 1 phân tử ADn + protein histon
+2 NS tử chị em này đính lại với nhau ở tâm động 
+tâm động là nơi gắn với sợi tơ vô sắc để phân chia đều về 2cực của tế bào 


BÀI 9: NGUYÊN PHÂN
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 9.2 và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng ,duỗi xoắn nhiều hay ít :
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 777x183.

Dựa vào những thông tin nói trên ,hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2:
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 786x278.

Câu hỏi và bài tập:
1.Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào ?Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
-Ở 2 kì là Kì giữa và kì trung gian :
+kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
+kì trung gian thì NSt duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh
-Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì: 
Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào

2.Sự tự nhân đôi của NST diễn ra trong kì nào của chu kì tế bào?
a)Kì đầu
b)Kì giữa
c)Kì sau
d)Kì trung gian
Đáp án : Kì trung gian 

3.Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân :
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 786x278.


4.Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ?
a)Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
b)Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
c)Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con
d)Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Đáp án:b

5.Ở ruồi giấm 2n=8 .Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân .Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a)4
b)8
c)16
c)32

Đáp án :c)16

BÀI 10:GIẢM PHÂN
Câu hỏi in ngiêng
Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền nội dung phù hợp vào bảng 10.Tham khảo ở câu 1 phần "Câu hỏi và bài tập"
.
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu những diễn biến cơ bản qua các kì của giảm phân ?
-Lần phân bào I:
*Kì đầu :
+Bộ NST hiện giờ ở dạng 2n kép
+Các NST kép dần co ngắn lại 
+Các NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc với nhau và xảy ra hiện tượng trao đổi chéo (các NST trao đổi đoạn bị đứt)
*Kì giữa:
+Các NST kép co ngắn và xoắn cực đại
+Các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng song song nhau ở mặt phẳng xích đạo 
*Kì sau:
+Các NST kép tương đồng phân li đều về 2 cực của tế bào bằng cách các NST kép gắn tâm đọng vào thoi phân bào và trượt trên toi phân bào
*Kì cuối:
+Tế bào hình thành vách ngăn chia làm 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n kép
-Lần phân bào II:
*Kì đầu:
+Bộ NST ở dạng n kép 
+Vẫn ở trạng thái co xoắn 
*Kì giữa:
+NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo .
*Kì sau:
+Các NST trong NST kép tách nhau ra ở tâm động 
+Tâm động gắn vào thôi vô sắc và các NST đơn trượt trên thoi vô sắc phân li đều (về số lượng NST) về 2 cực của tế bào
*Kì cuối:
+Hình thành vách ngăn (tùy là tinh trùng hay trứng mà vách ngăn đc tạo ở giữa hay không ) và chia làm 4 giao tử có bộ NST đơn bội là n 

2.Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân 1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ?
[IMG]http://d.**********/uploads/resources/207/thumbnails2/SGK%20Sinh%209%20hinh%2010.jpg.jpg[/IMG]
Nhìn vào hình trên hoặc có thể xem rõ hơn ở sgk sinh học 9 trang 31 ta thấy:
-thử nhất là ở kì sau của GP1, thì ta thấy các cặp NST kép được xếp song song nhau đều có 2 màu khác nhau (xanh ,đỏ) do chúng khác nhau từ nguồn gốc ngay từ đầu (vì trong 1 cặp tương đồng thì 1 cái được lấy từ bố và 1 được lấy từ mẹ => sự khác nhau về nguồn gốc của các cặp tương đồng )
-thứ 2 là khi phân li thì ta thấy chúng được xếp so le với nhau (tính theo chiều thẳng đứng) là cái trên đỏ thì dưới xanh hoặc trên xạnh thì dưới đỏ .Tức là những NST cùng nguồn gốc đc xáo trộn chứ không đc phân li về cùng 1 phía.Vì vậy khi hoàn thành xong GP1 thì 2 tế bào kia sẽ mang bộ NST đơn bội kép (n kéo) khác nhau về nguồn gốc.
-thứ 3 , 2 điều trên đã dẫn đến hệ quả là kết thúc hoàn toàn giảm phân thì các NST cũng nguồn gốc đã bị xáo trộn khá là lung tung ( ) nên là các tế bào con đc tạo ra có sự khác nhau về nguồn gốc NST 
Hình Minh Họa :"> Mong nó dễ hiểu  (cây nhà lá vườn :">)

NẾU HÌNH BÉ BẠN THỬ VÀO ĐÂY TẢI ẢNH GỐC NHÉ 
[Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.] 
3.Nêu những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
-Giống :
+Đều là các quá trình phân bào (tế bào phân chia)
+Các NST có hiện tượng tự nhân đôi
+NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực
+Hình thái NST có sự thay đổi giữa các kì
+Tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
+Đều là sự phân bào có thoi phân bào 
+Có các kì tương tự nhau :KĐ<KG<KS<KC
-Khác:
...........NGUYÊN PHÂN ...............GIẢM PHÂN.................
+1 lần phân bào .....................2 lần phân bào
+ko có sự tiếp hợp NST tương đồng và trao đổi chéo ở kì đầu ...........có 
+Ở kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.............các NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng song song trên mpxd ở kì giữa 1
+Ở kì sau , 2 cromatit chị em tách nhau ở tâm động và phân li đều về 2 cực xd............không có sự tách nhau ở tâm động,mà là sự phân li của các cặp NST kép tương đồng ở kì sau 1
+1 tb mẹ np 1 lần cho 2 tbcon ..................1 tế bào mẹ gp 1 làn cho 4 tế bào con
+tế bào con có bộ NST 2n giiongs nhau và giống mẹ................tế bào con có bộ NST n khác nhau về nguồn gốc (giải thích trên)

4.Ruồi giấm có 2n=8 .Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II .Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các TH sau :
a)2 
b)4
c)8
d)16
Đáp án 8 
Theo công thức :
Kđ 1: 2n kép ; 2nx2 cromatide
Kg 1: như trên
Ks 1: như trên
Kc 1: n kép ; nx2 cromatide 
Kđ 2: như Kc 1
Kg 2: như Kc 1
Ks 2: nx2 đơn
Kc 2: n đơnBÀI 11:PHAT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH 
Câu hỏi in nghiêng :
Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
-Theo như câu 2 -phần câu hỏi và bài tập - bài 10 :giảm phân thì các giao tử được tạo ra trong giảm phân có sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) 
=>Vậy các giao tử ở trong cùng 1 cá thể đực hoặc cái đã có sự khác nhau về nguồn gốc (1)
-Mà các giao tử cái từ mẹ chắc chắn là có sự khác nhau về nguồn gốc ở NSt với các giao tử đực của bố rồi  (có vặn vẹo thế nào nó cũng không cùng nguồn gốc đc ,trừ khi 1 cơ thể có thể tạo đc cả trứng và tinh trùng :"> )
=>Vậy các giao tử ở trong 2 cá thể khác nhau sẽ có nguồn gốc khác nhau (2)
Từ 1 và 2 ta có :
-Sự kết hợp ngẫu nhiên các thứ ko có cùng nguồn gốc NST thì sẽ ra các hợp tử (tổ hợp) NST khác nhau về nguồn gốc (hiểu đơn giản là chả có cái nào cùng nguồn gốc với cái nào nên là cái hợp chung của cả 2 cũng chả cùng đc)
Câu hỏi và bài tập:
1.Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
-Giao tử đực (tinh trùng)
+1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào
+Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thàn tinh bào bậc 1
+Mỗi tinh bào bậc 1 trai qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2
+Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng
-Giao tử cái (trứng)
+1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào.
+noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1
+Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1
+Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2
+Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2 
+Các thể cực sẽ bị tiêu biến.

2.Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh vật sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
-Bộ NST của các loài đều có số lượng là 2n NST ( số lượng này có sự khác nhau ở mỗi loài)
-Qua giảm phân thì mỗi cá thể của mỗi loài sẽ cho bộ NST đơn bội là n NST (só lượng này cũng khác nhau ở môi loài)
-Sinh sản hữu tính là có sự kết hợp 2 bộ NST sắc thể đơn bội của 2 cá thể khác nhau nhưng cùng loài (tức có cùng số lượng 2n và n)
=> 2 cá thể ,mỗi cá thể cho 1 giao tử là n (có số lượng NST giống nhau tuy khác nguồn gốc do nó cùng loài ) => n+n = 2n (bộ NST ban đầu và đặc trưng của loài )

3.Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào ?
-Trong quá trình tạo giao tử có sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các NST
-Trong quá trình thụ tinh có sự tổ hợp tự do ,ngẫu nhiên của các giao tử không cùng nguồn gốc
-Hiện tượng trao đổi chéo ở NST kép tương đồng ở giảm phân 1

4.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
a)Sự kết hợp theo nguyên tắc : một giao tử đực với 1 giao tử cái
b)Sự kết hợp nhân của 2 giảo tử đơn bội
c)Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
d)Sự tạo thành hợp tử

Đáp án : c 

5)Khi giảm phân và thụ tinh ,trong tế bào của 1 loài giao phối,2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử ?
Giao tử : AB , ab, Ab , aB
Hợp tử : trang 17BÀI 12:CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH 
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 12.2 và trả lời các câu hỏi sau :
-Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân .

+Có 2 loại tinh trùng :tinh trùng chứa NST giới tính X ,và tinh trùng chưa NST giối tính Y
+có 1 loại trứng là trứng chứa NST giới tính X
-Sự thụ tình giữ các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái ?
+để phát triển thành con gái thì loại tinh trùng chứa NST giới tính X + trứng
+......................................trai....... .................................................. .Y + trứng
-Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1
-Ta có bố cho 2 loại giao tử(X,Y) ,mẹ cho 1 loại giao tử (X)=> Hợp tử XX và hợp tử XY chiếm số % ngang nhau là 50%
-Hai hợp tử trên có sức sống ngang nhau
Câu hỏi và bài tập :
1.Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NSt thường ?
.................NST giới tính .................................................. .....NST thường......................
+Số lượng ít hơn ,trong bộ NST lưỡng bội chỉ có 1 cặp hoặc 1 NST giới tính .................CÓ số lượng nhiều hơn hẳn so với NST giới tính
+Quy định giới tính và các tính trạng liên quan tới giới tính..........................................Quy định các tính trạng thường của cơ thể
+LÚc tồn tại thành cặp tương đồng (XX),lúc lại tồn tại thành cặp không tương đồng(XO,XY).................................... .................................................. ............................Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
+Có sự khác nhau giữa đực và cái trong cùng 1 loài............................................. .....Giống nhau dù là đực hay cái trong cùng 1 loài

2.Trình bày cơ chế sinh con trai ,con gái ở người.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai ?
-Cơ chế
P : 44A + XY (bố) x 44A + XX (mẹ)
G/P: (22A + X) , (22A+Y) ; (22A + X)
F1: 44A + XX (con gái) ; 44A + XY (con trai)
-Là sai
vì mẹ chỉ cho 1 giao tử mang NST giới tính X ,còn việc sinh con trai hay con gái là phụ thuộc vào giao tử của người bố sẽ kết hợp với giao tử của mẹ là giao tử nào ,Nếu là giao tử mang NST giới tính Y thì là con trai ,còn nếu là giao tử mang NST giới tính X thì sẽ là con gái .

3.Tại sao trong cấu trúc dân số ,tỷ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1?
Tham khảo phần câu hỏi in nghiêng 

4.Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ dực ,cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
-Ở động vật ,giói tính không chỉ đc quy định bằng phương pháp di truyền mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể .
Ví dụ :NHiệt độ ,hoocmoon ,ánh sáng ,môi trường sống...............có thể làm thay đổi giới tính các loài sinh vật.
Ví dụ : trong 1 bể cá vàng ,ngăn bể làm 2 :1 nửa để cá cái ,1 nửa để cá đực .Che 2 nửa để chúng không nhìn thấy nhau .1 thời gian sau ,ben bể toàn cá cái xuất hiện vài con cá đực và bên bể cá đực xuất hiện vài con cá cái @.@
Vì vậy ,con người đã tìm hiểu về các yếu tố đó để có thể chủ động quy định giới tính của các loài sinh vật 
-Ý nghĩa:
+điều chỉnh để phù hợp với mục đích sản xuất

5.Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỷ lệ đực cái xấp xỉ 1:1?
a)số giao tử đực bằng số giao tử cái
b)Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đường
c)Số cá thể dực = số cá thể cái trong loài 
d)xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực với giao tử cái tươg đương

Đáp án :b và dBÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Câu hỏi in nghiêng:


Quan sát hình 13 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

-Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái than đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích ?

Trả lời:
Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang KH trội với cá thể mang KH lặn.

- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.

- Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ KH 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (liên kết gen) ?
Trả lời:
Kết quả lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên NST(liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử (bv)còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử, do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST, nghĩa là chúng liên kết với nhau.

* Hiện tượng di truyền liên kết là gì ?

Di truyền liên kết là: hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

(Theo [Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.] )

Câu hỏi và bài tập :

Bài tập 1
Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này bổ xung cho quy luật phân li độc lập của Menden như thế nào ?

- Liên kết gen là hiện tượng nhiều gen không alen cùng tồn tại trên NST phân bố gần nhau, sức liên kết giữa chúng rất bền chặt. Do vậy, khi giảm phân chúng cũng phân li đi về các giao tử cùng nhau và tạo thành các nhóm gen liên kết. Số hhoms gen liên kết đúng bằng số lượng NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.

- Nếu sự di truyền độc lập đã làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì liên kết gen lại hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Vì vậy, di truyền liên kết đảm bảo cho sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

Bài tập 2: Hãy giải thích TN của Morgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở Tế bào học.

(Là cái sơ đồ lai liên kết trong SGK, sách bài tập trừ ít dòng nên chỉ cần viết sơ đồ bằng chữ-tính trạng).

Bài tập 3So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng . Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống. 
* Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết.
- Di truyền độc lập:
+ 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST.
+ Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
+ Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Di truyền liên kết:
+ 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST.
+ Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
+Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1.

* Ý nghĩa của di truyền liên kết gen:
- Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. 
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

(Theo Lý thuyết và bài tập sinh học 9, NXB Giáo dục)
Chương III: ADN VÀ GEN
BÀI 15: ADN

Câu hỏi in nghiêng:

*Vì sao ADN có tính đặ thù và đa dạng ?
Trả lời:
Từ 4 loại nucleotide đã xây dựng nên các phân tử ADN của các loài sinh vật khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nucleotide, từ đó tạo nên tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

*a) Các loại nucleotide nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp ?
A liên kết với T (= 2 mối liên kết)
G liên kết với X (= 3 mối liên kết)

b) Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:
- A - T - G - G - X - T - A - T - X -
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng :
- T - A - X - X - G - A - T - A - G -

Bài tập:

Bài tập 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.

- ADN là Deoxyribonucleic acid, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN thuộc đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn, cơ thể dài đến hàng trăm milimet và khối lượng đến hàng triệu hoặc chục triệu đvC.
- ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại: 1 đơn phân là 1 nucleotide. Có 4 loại nu: A, T, G, X.

Bài tập 2: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù ?

- ADN được cấu tạo bởi hàng vạn đến hàng triệu nucleotide với 4 loại khác nhau là A ( Adenine), T ( Thymine), G ( Guanine), X ( Cytosine). Các nucleotide với trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN.


Bài tập 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào ?

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn quấn song song xung quanh một trục tưởng tượng trong không gian theo chiều từ trái qua phải theo chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide có chiều cao 34 Ả. 

- Trên mạch kép, các cặp nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro (và ngược lại).

Do vậy, khi biết cấu trúc mạch này có thể suy ra cấu trúc của mạch kia.

- Trong cấu trúc phân tử, các bazơ nitơ nằm phía trong cùng tạo nên các bậc thang. Đường C5H10O4 nằm ở giữa tạo nên các tay thang, phân tử H3PO4 nằm phía ngoài cùng.

Bài tập 4: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

- A - T - G - X - T - A - G - T - X -
Đoạn mạch đơn bổ xung cho mạch trên:

- T - A - X - G - A - T - X - A - G -

Bài tập 5: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định ?

- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử ADN

Bài tập 6: Theo NTBS về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng.

b) A = T ; G = X.

c) A + T + G = A + X + T.
Nguồn diendan.hocmai.vn
Không có nhận xét nào :

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét